Cụ thể, trưng bày gồm 3 phần:

“Gia Lai – Cao nguyên xanh” giới thiệu đến công chúng khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thành phần các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Trong đó, nổi bật là các danh lam thắng cảnh nổi tiếng.

“Nghề truyền thống đan lát, dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar” giới thiệu hai nghề thủ công mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số của vùng đất Gia Lai đó là nghề đan lát và nghề dệt thổ cẩm. Đây là 2 nghề thủ công mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số của vùng đất Gia Lai.

lhk_5777

“Các di sản văn hóa phi vật thể được tôn vinh” giới thiệu 3 di sản văn hóa phi vật thể đã được ghi vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Sử thi Bahnar ở 4 huyện phía Đông của tỉnh Gia Lai và lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui.

Theo ông Lê Thanh Tuấn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Gia Lai, trưng bày chuyên đề “Gia Lai – Sắc màu văn hóa” giới thiệu đến nhân dân TP.HCM và du khách những giá trị văn hóa của thiên nhiên và di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc tỉnh Gia Lai. Qua đó, tăng cường quảng bá hình ảnh con người, thiên nhiên và các giá trị văn hóa truyền thống của vùng đất Gia Lai đến công chúng, góp phần thông tin xúc tiến phát triển du lịch của địa phương.

untitled6

untitled67

Trưng bày ”Gia Lai – Sắc màu văn hóa” giới thiệu đến nhân dân TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung những giá trị văn hóa của thiên nhiên và di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc tỉnh Gia Lai. Qua đó, tăng cường quảng bá hình ảnh con người, thiên nhiên và các giá trị văn hóa truyền thống của vùng đất Gia Lai đến công chúng, góp phần thông tin xúc tiến phát triển du lịch của địa phương.Trưng bày chuyên đề “Gia Lai – Sắc màu văn hóa” sẽ diễn ra đến ngày 10-11 tại Bảo tàng TP.HCM. 

Yến Thanh